Hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế...đang gia tăng nhanh về số lượng, quy mô và mức độ, tác động xấu lên môi trường, làm cho môi trường đất, nước, không khí nhiều nơi bị ô nhiễm, có nơi đã đến mức nghiêm trọng có nguy cơ vượt ngưỡng chịu đựng của các hệ sinh thái, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế-xã hội, điều kiện sống và sức khỏe của nhân dân.

Vấn đề xử lý rác thải ở tphcm đang được nhà nước quan tâm.

Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phần lớn hồ, ao, kênh, mương, các đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư, đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, một số chỉ số như nồng độ oxy sinh học (BOD), chất rắn lơ lửng đã vượt quy chuẩn cho phép đến hàng chục lần. Cụ thể hàm lượng BOD (mg/l) trên sông Cầu là 5-10mg/l; sông Nhuệ-Đáy 5-10mg/l; sông Sài Gòn 7-15mg/l; sông Đồng Nai 4-6mg/l.

Nạo vét ao hồ, thu gom rác thải nhằm làm sạch môi trường sống
Thu gom rác thải bảo vệ môi trường
Cho đến nay, tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, còn 69/439 cơ sở chưa được xử lý dứt điểm. Tỷ lệ các dự án đầu tư được kiểm tra, xác nhận tuân thủ báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cho phép vận hành còn thấp, còn hoạt động sản xuất sạch hơn và việc kiểm toán chất thải mới chỉ bắt đầu, nên vẫn phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, trong đó có các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Phần lớn các đô thị trên cả nước và hơn 35% khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung, hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu, dẫn đến trên 60% trong số 1 triệu m3 nước thải/ngày đêm từ các khu công nghiệp xả thẳng vào các nguồn tiếp nhận, không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng ở nhiều nơi. Những khu vực chịu sự tác động lớn nhất của tình trạng này là lưu vực sông Cầu, Nhuệ-Đáy, lưu vực sông Đồng Nai và các ao, hồ tại các đô thị.

Bên cạnh đó, ô nhiễm ở các làng nghề tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả. Một số kết quả đạt được còn mang tính cục bộ, thiếu tính bền vững và chưa được nhân rộng. Chỉ tính đến tháng 7/2011, cả nước có 3.355 làng nghề, trong đó có 1.318 làng nghề được công nhận. Qua khảo sát 52 làng nghề điển hình, có tới 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa và mức độ ô nhiễm của các làng nghề đều có xu hướng gia tăng.

Bên cạnh đó, hầu hết chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị và nông thôn chưa được phân loại tại nguồn. Vẫn còn trên 60% số xã ở khu vực nông thôn chưa tổ chức thu gom rác thải. Chất thải rắn chủ yếu chỉ xử lý bằng cách chôn lấp. Hàng năm ước tính tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5-3 triệu tấn, trong đó có đến 50-70% không được cây trồng hấp thụ thải ra môi trường. Riêng lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu cần tiêu hủy trên cả nước khoảng 90 tấn, 75 tấn bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn đọng từ trước đến nay.   

Nguồn sưu tầm: tinmoitruong.vn