Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp lớn nhất nước ta với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, quá trình đô thị hóa lại diễn ra mạnh mẽ nữa, nên nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng lên, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường, một trong số đó là vấn đề rác thải sinh hoạt trong thành phố. Có thể nói rằng, hiện nay, chất thải sinh hoạt là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Hàng ngày thải ra môi trường hàng nghìn tấn rác thải sinh hoạt làm các hệ thống cầu cống, hố ga bị nghẹt mỗi khi mưa to là nước ngập làm tê liệt giao thông...song song với việc thu rác thải thì việc vệ sinh toilet, cầu cống trong từng hộ gia đình cũng rất quan trọng với các dịch vụ như rút hầm cầu, thông cống nghẹt, thông cầu nghẹt, nạo vét hố ga...góp phẩn giảm bớt áp lực công việc cho các đơn vị vệ sinh môi trường.

Rác thải từ các khu dân cư chủ yếu là rác thải sinh hoạt bao gồm: rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa…ở đó có sự tích luỹ và lưu tồn nhiều chất thải, khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người. 

vấn đề rác thải ở tphcm
Ô nhiễm không khí (hình minh họa)
I. Hiện nay trên địa bàn TPHCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt là công lập và dân lập :
  • Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. 
  • Hệ thống dân lập gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom  này chủ yếu thu gom rác hộ dân, trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển rác. 
  • Hệ thống công lập có phương tiện thu gom rác thải với 517 xe thu gom vận chuyển các loại như lavi, xe xuồng, xe ép, xe tải ben, xe hooklift có tải trọng từ 1 tấn đến 15 tấn với 52 nhãn hiệu khác nhau. Đây là số lượng xe của 22 Công ty dịch vụ công ích, Công ty Môi trường đô thị và Hợp tác xã công nông. Quy trình bố trí thu gom và vận chuyển rác cho các loại xe này như sau: Thu gom về trạm trung chuyển: có 175 xe ép, xe tải ben với tải trọng dưới 4 tấn thực hiện thu gom 1.915 tấn rác/ngày từ điểm phát sinh rác đến trạm trung chuyển và sau đó đổ sang các xe chuyên dụng khác có tải trọng lớn hơn để vận chuyển đến bãi xử lý với cự ly vận chuyển trung bình là 13,98 km. 
  • Hệ thống dân lập với phương pháp thu gom theo quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. 
  • Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. 
- Phân loại, tái sinh, tái chế Hiện nay, rác thải sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được phân loại rõ ràng ngay tại nguồn mà được thu gom hết tại điểm thu gom, sau đó đưa về các cơ sở xử lý mới phân loại. Việc tái sinh, tái chế chỉ ở mức độ rất ít.Hiện trạng tại nơi chứa rác Công nghệ truyền thống được sử dụng để xử lý chất thải sinh hoạt ở thành là chôn lấp vệ sinh với rất nhiều nhược điểm như chiếm đất, tạo thành nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao, khí bãi chôn lấp gây hiệu ứng nhà kính

II. Tác động của rác thải tới môi trường :
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người gây nhiều bệnh: rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, rác thải y tế các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán... Ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi, các bệnh phổi, phế quản: chất hữu cơ dễ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn nhất; chảy nước mắt, mũi; viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mữa. Về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác. Ngoài ra khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải còn gây ra bênh xung huyết niêm mạc miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa. Bệnh sốt xuất huyết: rác thải là môi trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi...
  • Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị Ngoài việc gây nguy hại dến sức khỏe con nguời thì rác thải sinh hoạt còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Nó mang lại những hình ảnh không đẹp giữa lòng thành phố văn minh và hiện đại. 
  • Ảnh hưởng đến môi trường sống Ô nhiễm môi trường không khí Rác thải phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác gây ô nhiễm môi trường không khí.
  • Ô nhiễm môi trường đất từ rác thải do trong rác có các thành phần độc hại như: thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, gây bệnh. Nước rỉ rác chứa nhiều kim loại nặng Có thành phần chất hữu cơ khó phân hủy sinh học cao Chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh.