Trên địa bàn TPHCM hiện có gần 200 chợ như chợ Bến Thành, Cô Giang, ĐaKao, Tân Định, Thái Bình, Bàn Cờ, Vườn Chuối, Xóm Chiếu, Kim Biên, Hòa Bình, Tân Thành, Bình Tây... trong đó có nhiều chợ đêm như Kỳ Hòa, Minh Phụng, Bến Thành, Bình Tây, Bà Chiểu, Hòa Bình, Hạnh Thông Tây... hoạt động 24/24h nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, giao thương, trao đổi hàng hóa của nhân dân, tuy nhiên do chưa đồng bộ vấn đề vệ sinh tại các chợ này cần phải quan tâm hơn nhất là vào mùa mưa khi rác thải vứt bừa bãi gây nghẹt cống thoát nước gây ơ nhiễm môi trường. Thời gian gần đây, các cấp, ngành chức năng đã quan tâm đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống chợ theo hướng đồng bộ, hiện đại trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.
Theo thống kê chưa đầy đủ thì trong số các chợ ở TPHCM đã từng bước hoàn thiện các biện pháp bảo vệ môi trường như: thu gom chất thải rắn, thu gom nước thải, xử lý tiếng ồn, bồn cầu, toilet thường xuyên bị nghẹt nên các đơn vị vệ sinh môi trường thường xử lý thông cống nghẹt, thông cầu nghẹt, rút hầm cầu, nạo vét hố ga nhất là mùa mưa... Công ty quản lý chợ đã quy hoạch, bố trí các khu quầy hàng, ki-ốt bán hàng hợp lý, bảo đảm về mật độ hộ kinh doanh, độ thoáng đãng và tự tản mát tiếng ồn, bố trí riêng biệt khu kinh doanh, buôn bán các mặt hàng tươi sống, phát sinh nhiều chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, phát tán dịch bệnh cao như: thủy, hải sản, gia cầm tươi sống... Hằng năm, Công ty đều chủ động tổ chức các buổi tập huấn, cấp chứng chỉ, ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường cho các hộ tham gia kinh doanh, buôn bán tại các chợ...thường xuyên thực hiện thu dọn rác thải phát sinh trong chợ.
Thu gom rác thải, thông cống nghẹt, thông cầu nghẹt tại các chợ |
Công tác thu gom được thực hiện vào cuối buổi bán hàng để bảo đảm thu tối đa lượng rác thải phát sinh trong ngày. Để việc thu gom rác thải đạt chất lượng cao nhất, Công ty còn vận động, hướng dẫn các tiểu thương tự thu dọn lượng rác thải phát sinh nhỏ lẻ trong quá trình bán hàng đựng trong dụng cụ chứa rác có nắp đậy để cuối ngày đổ vào xe gom rác,chủ động đầu tư và bố trí hợp lý hệ thống thùng rác dọc các tuyến đường trong chợ. Cuối buổi chợ, lực lượng công nhân dọn vệ sinh môi trường của Công ty sẽ tổ chức thu dọn lần cuối để bảo đảm vệ sinh môi trường chợ luôn sạch sẽ sau mỗi ngày hoạt động.
Tại chợ đêm Bình Điền, do đặc thù là chợ đầu mối tập kết, trung chuyển các mặt hàng nông sản, thực phẩm nên hằng ngày thường phát sinh lượng rác thải lớn. Cùng với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường như các chợ khác, Công ty còn thành lập Đội quản lý công tác kinh doanh, buôn bán và bảo vệ môi trường trong chợ, thường tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát, không để các hộ kinh doanh, buôn bán trong chợ vứt rác xuống lòng kênh, những trường hợp hộ kinh doanh, buôn bán bị lực lượng chức năng bắt gặp, phát hiện có hành vi vứt rác xuống lòng kênh sẽ bị xử phạt theo quy định đã cam kết. Nhờ đó, các hộ kinh doanh đã nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm các quy định về thu dọn rác thải bảo vệ môi trường.
Đội ngũ vệ sinh thu gom rác thải, rút hầm cầu tại các chợ |
Tuy nhiên, chất lượng công tác bảo vệ môi trường tại nhiều chợ trên địa bàn TPHCM vẫn còn hạn chế do nhiều chợ đã được đầu tư xây dựng từ lâu hoặc được nâng cấp, cải tạo nhiều lần nên chưa đạt chuẩn. Hệ thống thoát nước tại phần lớn các chợ chưa đồng bộ, chỉ đáp ứng được khả năng thoát nước thải thô, mà chưa được đầu tư hệ thống lắng, lọc, xử lý nước thải sơ bộ. Ngoài ra có nhiều chợ là khu chợ tạm, có quy mô nhỏ, phát triển tự phát; đội ngũ cán bộ quản lý chợ chưa được đào tạo nghiệp vụ nên công tác quản lý khai thác hoạt động của các chợ nói chung và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói riêng còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa đầu tư cho chợ còn thấp, chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cơ chế chính sách cho việc phát triển và quản lý chợ chưa thực sự khuyến khích các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp đầu tư, khai thác chợ. Vì vậy, tại một số chợ vùng nông thôn, tình trạng xả rác thải bừa bãi, chất thành đống ở khu vực xung quanh chợ, không có biện pháp thu gom, xử lý vẫn còn phổ biến; hay các chợ ven sông vẫn xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi xuống lòng sông khiến dòng chảy bị ứ đọng, không khí quanh khu vực chợ bị ô nhiễm, bốc mùi xú uế, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Thời gian tới, để kết hợp hài hòa giữa phát triển thương mại gắn với bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương theo hướng sạch đẹp, văn minh, Ban quản lý các chợ cần chú trọng công tác tuyên truyền, trang bị thêm các bảng quy ước bảo vệ môi trường đặt trong khu vực chợ để các hộ kinh doanh nghiêm túc, tự giác chấp hành, góp phần giữ gìn khu vực kinh doanh sạch, đẹp, thông thoáng; thành lập và duy trì hoạt động quản lý bảo vệ môi trường chợ, đầu tư bổ sung các trang thiết bị chứa rác; vận động các hộ kinh doanh, buôn bán trong chợ thực hiện việc phân loại rác thải, hình thành ý thức tốt về phân loại rác tại nguồn, tạo thuận tiện cho việc thu hồi và tái chế sử dụng, từng bước đưa công tác quản lý bảo vệ môi trường đi vào chiều sâu.