Xã hội ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần giải quyết. Hiện nay ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn không chỉ ô nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về đất, nước và hậu quả mà chúng mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống của con người. Các chất thải ngày càng nhiều và phong phú hơn, trong khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự không quan tâm một cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn.

ô nhiễm không khí (hình minh họa)
Ô nhiễm môi trường có nhiều loại :
  1. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. 
  2. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
  3. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Nguyên nhân :
  1. Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp: việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng thuốc và người tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống.
  2. Nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp phát triển tự phát, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong khu dân cư và hầu như không có công nghệ thiết bị thu gom, phân loại xử lý rác điển hình là nước thải, nước thải được xả thẳng ra cống rãnh, không qua bất kỳ khâu xử lý nào, tồn đọng thời gian dài, gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất, suy giảm chất lượng nước ngầm.Ngoài ra, không khí ô nhiễm về nhiệt, tiếng ồn, hơi độc, bụi khói; không gian bị thu hẹp do đất bị chiếm dụng để xây dựng cơ sở sản xuất, chứa nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hoá và nhất là chất thải đủ loại.
  3. Phần lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất, liên doanh ít quan tâm đầu tư công nghệ xử lý môi trường, hoặc nếu có cũng chỉ là chống đối, hoạt động không thực sự hiệu quả.
  4. Hiện nay cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không ngừng tăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế. 
Hậu quả :
  1. Ô nhiễm môi trường góp phần gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ mắc nhiều các bệnh như ung thư, mắt hột, đường ruột, tiêu chảy... ngoài ra còn làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động hoặc sinh sống trong vùng ô nhiễm. Ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí... đe doạ đến sức khoẻ người dân, gần đây xuất hiện dịch bệnh, các loại bệnh lạ... trong đó có phần liên quan đến môi trường. 
Giải pháp đề xuất :
Cần quy hoạch mặt bằng chung và hạ tầng cơ sở, trong đó cần bố trí thỏa đáng diện tích cho việc thu gom và xử lý chất thải, diện tích cây xanh, đầu tư giải quyết hệ thống đường, hệ thống cấp thoát nước. Thành lập nhiều cơ sở đơn vị vệ sinh môi trường thu gom rác thải, cung cấp nhiều dịch vụ vệ sinh cho các hộ dân nhằm đảm bảo vệ sinh từng hộ dân như không xả rác bừa bãi, không thải nước bẩn, khai thông cầu cống, hệ thống toilet sạch sẽ không bốc mùi....bằng các dịch vụ như rút hầm cầu, thông cống nghẹt, thông cầu nghẹt, nạo vét hố ga...
  • Về tổ chức quản lý sản xuất, cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tổ chức không gian thông thoáng tự nhiên tại nơi lao động, trang bị các dụng cụ an toàn lao động, thiết bị thu gom bụi, hút khí tại các vị trí xả khí độc hại, tránh ô nhiễm nhiệt do các lò nung, hầm sấy.
  • Về công nghệ và thiết bị sản xuất, việc quan trọng cần giải quyết kịp thời là thay thế các thiết bị cũ kỹ, áp dụng công nghệ mới ít chất thải, hạn chế tiếng ồn và rung, sử dụng các công nghệ phù hợp có khả năng giảm thiểu các chất độc hại. 
Cần căn cứ cụ thể vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương để có giải pháp hợp lý. Phải đa dạng hóa các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tận dụng được các ưu thế và khắc phục được hạn chế của từng vùng. Và giải pháp gom và xử lý chất thải phải được đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khuyến khích phát triển ngành nghề theo quy hoạch, tập trung các khu sản xuất, kế hoạch gắn với bảo vệ môi trường. Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ môi trường, đưa vấn đề môi trường vào các dự án, vào hệ thống giáo dục. Cần có pháp lệnh thuế về môi trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm. Đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường,  các ban ngành có liên quan cần hỗ trợ thay đổi công nghệ, quy hoạch khu sản xuất với hệ thống xử lý nước thải, rác thải...